“Nghệ thuật thăng hoa từ đất” đưa vật liệu đơn sơ mang linh hồn của không gian sống

Ông Phạm Bách Tùng, Tổng giám đốc Tập đoàn MIKADO phát biểu tại tọa đàm với chủ đề “Nghệ thuật thăng hoa từ đất”.

Tại tọa đàm, các đại biểu đã ôn lại dấu mốc lịch sử vào ngày 27-4-1948, tại làng Thản Sơn, xã Chiến Thắng, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên (nay là xã Liễn Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) đã diễn ra Hội nghị chính thức thành lập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam (nay là Hội Kiến trúc sư Việt Nam). Hội nghị đã vinh dự nhận được thư của Bác Hồ gửi tới động viên, căn dặn. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định lấy ngày 27-4 hằng năm là Ngày Kiến trúc Việt Nam.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Phạm Bách Tùng, Tổng giám đốc Tập đoàn MIKADO nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của các kiến trúc sư. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhiều công trình mang tính biểu tượng, như Nhà hát lớn Hà Nội được khánh thành năm 1911, đến nay vẫn là công trình văn hóa biểu tượng của Hà Nội và vẫn được sử dụng trong các buổi hòa nhạc quốc gia, gần đây là công trình Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được đánh giá cao và thu hút rất nhiều khách tham quan. Đó đều là nhờ vào khối óc và đôi bàn tay tài hoa của các kiến trúc sư.

“Ông cha ta thường nói “có bột mới gột nên hồ ” và các vật liệu của Mikado cũng tự hào là các loại vật liệu tốt cho các kiến trúc sư sử dụng. Chúng tôi tin rằng, mỗi viên gạch, mỗi tấm ngói, mỗi sản phẩm vật liệu đều bắt đầu từ đất, một vật liệu tưởng chừng đơn sơ nhưng lại chứa đựng sức sống mãnh liệt. Qua bàn tay con người, qua sự kết hợp của công nghệ hiện đại và tinh thần sáng tạo không ngừng, đất đã được “thăng hoa” thành những tác phẩm nghệ thuật mang linh hồn của không gian sống. Đó cũng chính là triết lý mà Mikado luôn theo đuổi trong hơn 20 năm qua, đưa nghệ thuật vào từng sản phẩm, tạo nên vẻ đẹp bền vững từ những giá trị nền tảng nhất”, ông Phạm Bách Tùng chia sẻ.

Từ một nhà máy đầu tiên tại Thái Bình, đến nay Mikado đã phát triển thành hệ thống 11 nhà máy trải dài từ Bắc vào Nam, với tổng công suất đạt 42 triệu m² sản phẩm mỗi năm. Mikado hiện có công suất lớn thứ 2 ở Việt nam và xuất khẩu đứng đầu trong các nhà máy với giá trị xuất khẩu hơn 30 triệu USD đến 60 nước trên thế giới. Không chỉ dừng lại ở sản lượng, Mikado không ngừng đổi mới công nghệ, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, để mỗi sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với mọi phong cách kiến trúc và thị hiếu thẩm mỹ ngày càng đa dạng.

“Nghệ thuật thăng hoa từ đất” đưa vật liệu đơn sơ mang linh hồn của không gian sống
Các đại biểu tham quan khu trưng bày sản phẩm của Tập đoàn MIKADO
“Nghệ thuật thăng hoa từ đất” đưa vật liệu đơn sơ mang linh hồn của không gian sống
Ông Phạm Bách Tùng, Tổng giám đốc Tập đoàn MIKADO giới thiệu về quy trình sản xuất gạch ốp lát của nhà máy thuộc Tập đoàn MIKADO.
“Nghệ thuật thăng hoa từ đất” đưa vật liệu đơn sơ mang linh hồn của không gian sống
Các đại biểu tham quan nhà máy sản xuất của Tập đoàn MiKADO
“Nghệ thuật thăng hoa từ đất” đưa vật liệu đơn sơ mang linh hồn của không gian sống
Các đại biểu tham dự tọa đàm.

Phát biểu tại tọa đàm, Đại tá, Kiến trúc sư Hoàng Tuấn, Viện trưởng Viện Thiết kế (Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật), Chủ tịch Chi hội Kiến trúc sư Quân đội chia sẻ, dấu ấn kiến trúc quân sự xuất phát từ đất rất rõ như thành Cổ Loa, Địa đạo Củ Chi… Đại tá Hoàng Tuấn mong muốn các nhà sản xuất vật liệu có thể nghiên cứu, sáng tạo thêm những loại vật liệu phù hợp với kiến trúc quân sự, áp dụng vào các công trình để phục vụ Tổ quốc.

“Nghệ thuật thăng hoa từ đất” đưa vật liệu đơn sơ mang linh hồn của không gian sống
Đại diện các đơn vị phối hợp tổ chức tọa đàm trao quà lưu niệm tặng lãnh đạo Tập đoàn MIKADO.

Trong chương trình, các đại biểu đã tham quan Nhà máy Videcor thuộc Tập đoàn MIKADO tại Khu công nghiệp Tiền Hải, xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình). Nhà máy đã đi vào hoạt động được 7 năm, sản xuất các sản phẩm gạch ốp lát bán sứ với công suất 7 triệu m2/năm, trong đó, 60% lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu với các thị trường lớn như: Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ…