Mục đích cuộc thi
Quảng trường là không gian tổ chức các sự kiện của trường đại học Bách khoa, song song với đó cũng là sân chơi cho sinh viên đang theo học tại trường. Đồng thời, quảng trường cũng là nơi tôn vinh những danh nhân từng học tập, công tác và xây dựng trường Đại học Bách khoa.
YÊU CẦU THIẾT KẾ
• Thiết kế kiến trúc:
– Có tính gắn bó với kiến trúc hiện hữu của trường Đại học Bách Khoa.
– Gìn giữ hiện trạng, vị trí của các cây lâu năm trong khuôn viên nhà trường (thí sinh tham gia chủ động khảo sát).
• Hoạt động:
– Đáp ứng công năng vui chơi, giải trí của sinh viên trong trường. Các trạm bán đồ ăn thì có thể đề xuất cải tạo để hài hòa với thiết kế. Khối vệ sinh công cộng đã có tại nhà C2.
• Vật liệu:
– Nên khai thác vật liệu bê tông nghệ thuật ngoài trời và đá nhân tạo nhằm giảm chi phí xây lắp cũng như đáp ứng được tính bền vật liệu ngoài trời.
• Chiếu sáng:
– Chú trọng ánh sáng cho các hoạt động lễ hội thường niên và các hoạt động hàng ngày.QUY CÁCH DỰ THI
• Quy định ẩn danh:
– Hồ sơ dự thi phải được thi theo mã số ấn danh do người dự thi tự chọn (không được ghi tên hoặc có bất kỳ dấu hiệu nhân dạng nào ngoại trừ mã số do đối tượng dự thi lựa chọn);
– Mã số gồm 2 chữ cái và 3 chữ số tự chọn ( ví dụ AB123), được ghi trong khung chữ nhật (kích thước tối đa ngang 3cm, đứng 1 cm) ở góc dưới bên phải của các bản vẽ dự thi. Mã số này cũng được ghi trên toàn bộ các tài liệu dự thi.
• Yêu cầu dự thi bao gồm:
– Đơn đăng ký dự thi theo mẫu quy định
– 01 bộ thuyết minh phương án dự thi, gồm: 01 bản thuyết minh khổ A4, 01 pano khổ A1 chiều dọc thể hiện tóm tắt phương án dự thi (ý tưởng, hình vẽ, phân tích,…).
– Phim, ảnh, mô hình (nếu có).
– Bản sao chứng minh thư/đăng ký kinh doanh của người dự thi.
– Ngôn ngữ sử dụng tiếng Việt hoặc song ngữ.
download