Sau khi hoàn thành khóa học người học sẽ có các kiến thức và kỹ năng sau:
– Kiến thức nền tảng chung
– Kiến thức về thế giới quan
– SV được trang bị các kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực liên quan tới Kiến trúc xây dựng như: Kiến trúc, Quy hoạch, đô thị học, trang thiết bị công trình, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng công trình giao thông, Kỹ thuật Hạ tầng và môi trường đô thị, Kinh tế xây dựng…;
– Có kiến thức cơ bản về quản lý, kinh tế, xã hội và hệ thống Pháp luật trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng để vận dụng trong quá trình thực hiện công việc liên quan;
– Hiểu biết những kiến thức cơ bản của ngành kiến trúc xây dựng
– Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, trên cơ sở kiến thức cơ bản về ngành thiết kế bao gồm: thiết kế nội thất, thiết kế công trình dân dụng, thiết kế các công trình văn hóa và bảo tồn di sản.
– Vận dụng những kiến thức về chuyên ngành để giải quyết những vấn đề về hoạt động thiết kế kiến trúc và xây dựng;
– Có khả năng tiếp thu các kiến thức chuyên ngành mới, biết phương pháp, nắm bắt và giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành các công trình.
– Đồ án tốt nghiệp (ĐATN) là học phần cuối cùng của chương trình đào tạo ngành Kiến trúc, có khối lượng 12 tín chỉ nhằm đánh giá trình độ nhận thức và kỹ năng chuyên môn của sinh viên (SV), làm cơ sở để công nhận tốt nghiệp và cấp bằng KTS.
– SV phải thể hiện khả năng vận dụng tổng hợp và sáng tạo các kiến thức đã được trang bị trong chương trình đào tạo để xác định đề tài, xây dựng nhiệm vụ thiết kế, đề xuất ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu các giải pháp kiến trúc & kỹ thuật và bảo vệ thành công đồ án trước Hội đồng chấm tốt nghiệp.
- Kỹ năng
- Kỹ năng lập luận nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết vấn đề. (POLs3)
- Khả năng biện luận và giải quyết vấn đề (POLs4)
- Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức (POLs5)
- Phân tích vấn đề theo logic có so sánh và phân tích với các vấn đề khác và nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ (POLs6)
- Khả năng nhận biết và phân tích bối cảnh và ngoại cảnh tác động đến cơ sở làm việc, ngành nghề (POLs7)
- Kỹ năng nhận biết và phân tích tình hình trong và ngoài đơn vị làm việc (POLs8)
- Kỹ năng nhận thức thiết kế (POLs9)
- Kỹ năng thiết kế (POLs10)
- Kỹ năng Triển khai (POLs11)
- Kỹ năng Vận hành (POLs12)
- Kỹ năng mềm
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Kiến trúc tại trường đại học Kiến trúc Hà Nội có thể làm việc tại các vị trí:
+ Tư vấn thiết kế: Các công ty thiết kế tư nhân, viện thiết kế
+ Quản lý về Xây Dựng Kiến trúc: Các ban quản lý các khu đô thị; Các ban quản lý các công trình đô thị, Các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng; Chủ đầu tư; Tham gia làm việc tại các Hội nghề nghiệp lĩnh vực Kiến trúc có liên quan để tham mưu, tư vấn cho các cấp quản lý Nhà nước và các tổ chức nước ngoài; Các cơ quan quản lý Nhà nước về kiến trúc – xây dựng;
+ Nghiên cứu khoa học về kiến trúc: Tham gia nghiên cứu khoa học tại các cơ sở nghiên cứu về lĩnh vực Kiến trúc; Các Viện nghiên cứu; các Trường đào tạo liên quan đến ngành Kiến trúc – xây dựng và quản lý đô thị;
+ Đào tạo Kiến trúc: Tham gia đào tạo các kỹ sư, công nhân chuyên ngành Kiến trúc tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước; Tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn (sau đại học) tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.